Bước tới nội dung

AngularJS

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
AngularJS
Phát triển bởiGoogle
Phát hành lần đầu20 tháng 10 năm 2010; 14 năm trước (2010-10-20)[1]
Phiên bản ổn định
1.8.3 / 7 tháng 4 năm 2022; 2 năm trước (2022-04-07)[2]
Kho mã nguồn
Viết bằngJavaScript
Nền tảngCross-platform, xem Legacy browser support
Kích thước144 KB production
1 MB development
Thể loạiJavaScript, Single-page application Framework
Giấy phépMIT License
Websiteangularjs.org
Trạng tháiUnmaintained

AngularJS (thường được gọi là Angular.js hoặc AngularJS 1.X) là một web framework JavaScript được phát triển và tài trợ bởi Google và cộng đồng để giải quyết các vấn đề gặp phải trong việc phát triển ứng dụng đơn trang. Ngoài ra, AngularJs còn có các thành phần bổ sung cho Cordova, framework sử thường dùng để viết các ứng dụng di động. Nó nhằm mục đích để đơn giản hóa cả phát triển và thử nghiệm của các ứng dụng bằng cách cung cấp một framework với kiến trúc cho client side đó là MVC và MVVM.

AngularJS là phần frontend của MEAN stack, gồm có cơ sở dữ liệu MongoDB, web application server framework Express.js, Angular.js, và runtime server Node.js. Phiên bản 1.7.x là Long Term Support (Hỗ trợ dài hạn) cho đến 1/1/2021. Sau ngày đó, AngularJS sẽ không còn được cập nhật nữa và Angular (2.0+) được đề xuất thay thế.[3][4]

Các thư viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Angular Material

[sửa | sửa mã nguồn]

Angular Material là một thư viện UI thành phần triển khai các Material Design trong AngularJS.[5]

Chrome extension

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7/2012, nhóm Angular built một extension cho trình duyệt Google Chrome được gọi là Batarang,[6] cải thiện trải nghiệm debugging cho các ứng dụng web được built bằng Angular. Extension nhằm mục đích cho phép dễ dàng phát hiện các tắc nghẽn hiệu suất và cung cấp GUI để gỡ lỗi các ứng dụng.[7] Trong khoảng thời gian vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015, extension không tương thích với các bản phát hành gần đây (sau v1.2.x) của Angular.[8] Bản cập nhật cuối cùng được triển khai cho extension này là vào ngày 4 tháng 4 năm 2017.

Hiệu năng

[sửa | sửa mã nguồn]

AngularJS đưa ra mô hình của một digest cycle. Chu trình này có thể được coi là một vòng lặp, trong đó AngularJS kiểm tra xem có bất kỳ thay đổi nào đối với tất cả các biến được theo dõi bởi tất cả các$scopes hay không. Nếu $scope.myVar được xác định trong bộ điều khiển và biến này được đánh dấu để xem xét, Angular sẽ theo dõi các thay đổi trên myVar trong mỗi lần lặp lại.

Cách tiếp cận này có khả năng dẫn đến kết xuất chậm khi AngularJS kiểm tra quá nhiều biến trong mỗi vòng $scope. Miško Hevery đề nghị giữ ít hơn 2000 theo dõi trên bất kỳ trang nào.[9]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Earliest known releases
  2. ^ “Release 1.8.3”. GitHub.
  3. ^ https://docs.angularjs.org/misc/version-support-status
  4. ^ https://blog.angular.io/stable-angularjs-and-long-term-support-7e077635ee9c
  5. ^ Kotaru, V. Keerti (ngày 25 tháng 8 năm 2016). Material Design Implementation with AngularJS: UI Component Framework (bằng tiếng Anh). Apress. tr. 4. ISBN 9781484221907.
  6. ^ “angular/angularjs-batarang (GitHub)”. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2014.
  7. ^ Ford, Brian. “Introducing the AngularJS Batarang”. AngularJS Blog. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2014.
  8. ^ “batarang Chrome extension for AngularJS appears broken”.
  9. ^ Misko Hevery. “Databinding in angularjs”. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.

31. https://www.ideas2it.com/blogs/angular-performance-steps/

32. https://www.zeksta.com/blog/angular-js

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]